Kinh doanh cà phê

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat.

Đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê thế nào?

Nói Việt Nam là “kinh đô” cà phê quả cũng không quá lời. Ở bất cứ ngõ phố nào của Việt Nam, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh của những quán cà phê từ quán “cóc” bình dân đến chuỗi cà phê quy mô lớn. Nếu bạn cũng hứng thú với mô hình kinh doanh cà phê, có nhiều điều bạn cần học hỏi; nhiều việc bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Và một trong số đó là xin giấy phép kinh doanh quán cà phê.

Xác định mô hình kinh doanh cà phê

Theo quy định, hoạt động kinh doanh có thể thuộc 1 trong số những mô hình gồm:

- Doanh nghiệp: phù hợp với hoạt động kinh doanh mức trung bình đến lớn

- Hộ kinh doanh: phù hợp với hoạt động kinh doanh quy mô từ nhỏ đến trung bình

- Cá nhân kinh doanh: phù hợp với hoạt động kinh doanh quy mô rất nhỏ

Theo khoản 1, điều 66, nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về Hộ kinh doanh cá thể: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê thế nào?

Theo pháp luật Việt Nam, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê của các mô hình kinh doanh khác nhau sẽ được quy định khác nhau. Vì vậy, trước khi tiến hành xin giấy phép kinh doanh cho quán cà phê của mình, bạn cần xác định được mô hình kinh doanh phù hợp.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Sau khi xác định được mô hình kinh doanh, bạn cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cà phê đòi hỏi phải có thêm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị gồm các loại giấy tờ như:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu hiện hành

- Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cà phê

Thủ tục giấy phép kinh doanh quán cà phê gồm những bước sau: 

- Cá nhân hoặc hộ kinh doanh gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin theo yêu cầu. Đồng thời, cá nhân hoặc hộ kinh doanh nộp lệ phí đăng ký. 

- Bước 2: Chờ cơ quan có thẩm quyền xét duyệt đề nghị đăng ký kinh doanh

- Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Nếu phát hiện có thông tin sai lệch, bạn cần làm yêu cầu sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

Đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê thế nào?

Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngoài việc xin cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê, bạn cần có giấy phép VSATTP để đảm bảo các điều kiện kinh doanh. Hồ sơ cấp giấy phép ATVSTP gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép ATVSTP theo mẫu hiện hành

- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh cà phê (bản sao)

- Bản vẽ thiết kế mặt bằng quán cà phê

- Bản vẽ thiết kế mặt bằng xung quanh quán cà phê

- Sơ đồ quy trình pha chế cà phê

- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ pha chế của quán cà phê

- Giấy xác nhận kiến thức ATVSTP của chủ quán cà phê và người quản lý

- Giấy xác nhận của chủ quán cà phê và người quản lý trực tiếp của quán

Thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê, để có thể kinh doanh uy tín và lâu dài, bạn cần tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Để được cấp giấy phép ATVSTP, bạn cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Lấy mẫu hồ sơ xin cấp phép ATVSTP tại cơ quan có thẩm quyền về VSATTP. Sau đó bạn điền các thông tin theo yêu cầu một cách đầy đủ và chính xác rồi nộp lại cho cơ quan chức năng. 

- Bước 2: Cơ quan thẩm định hồ sơ và cơ sở kinh doanh. Nếu đạt yêu cầu, quán cà phê của bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận VSATTP. 

- Bước 3: Nếu cơ sở chưa đạt, cơ quan chức năng sẽ thẩm định lại trong vòng 3 tháng. Và đoàn thẩm định hoàn toàn có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động của quán nếu không đảm bảo các yêu cầu về VSATTP. 

Các loại thuế khi kinh doanh quán cà phê

Khi được cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê, cơ sở kinh doanh của bạn sẽ được bảo vệ và được kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Nhưng đi liền với quyền lợi luôn là nghĩa vụ. Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, quán cà phê phải hoàn thành nghĩa vụ nộp các loại thuế như: 

- Thuế môn bài theo năm được tính theo thu nhập một tháng. 

- Thuế Giá trị gia tăng (được tính bằng doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (được tính bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN) 

Quán cà phê của bạn sẽ phải nộp cả 3 loại thuế trên nếu có doanh thu từ 100 triệu trở lên mỗi năm. Nếu doanh thu dưới 100 triệu/năm, quán chỉ phải nộp thuế môn bài theo năm.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách đăng ký cấp giấy phép kinh doanh quán cà phê và các vấn đề liên quan. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì muốn giải đáp, bạn có thể liên hệ Học viện cà phê Việt Nam để được hỗ trợ sớm nhất. Chúc bạn kinh doanh thành công!

Đối tác liên kết

customer
customer
customer
customer
customer
customer
customer
ĐIỆN THOẠI
zalo.png